Tương lai sau đại dịch Covid được viết ra trong bối cảnh một đại dịch ở tầm mức thảm họa toàn cầu đang bắt đầu làm lung lay các đế chế kinh tế, đe dọa sinh kế người dân, và nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội ở quy mô chưa từng có. Những quy định mới về phong tỏa và dãn cách xã hội liệu có thể làm gia tăng thói quen làm việc từ xa, góp phần phổ biến phương tiện viễn thông?
Đại học có lẽ sẽ phần nào từ bỏ lối “phường hội làm nghề thời Trung cổ”, đi theo hướng năng động hơn và trực tuyến nhiều hơn? Lĩnh vực nào sẽ ngày càng thấm đòn, và được “kỳ vọng” sẽ không thể gượng dậy? Tất cả những vấn đề này đều được điểm lược dưới dạng dự báo trong Tương lai sau đại dịch Covid.
Jason Schenker là một nhà tương lai học ứng dụng, chủ tịch Viện tương lai học. Cuộc suy thoái năm 2001 đã gây ảnh hưởng lớn đến cá nhân ông, và thôi thúc ông trở thành một nhà kinh tế học. Gần 20 năm sau, năm 2020, khi đối diện với một biến cố dữ dội hơn nhiều, ông muốn cảnh cáo độc giả của mình về cái giá có thể là quá đắt mà người ta phải trả nếu như không có đôi chủt hiểu biết cơ bản về kinh tế học.
Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những quyết định của người dân và các chính phủ trong vài tuần tới chắc chắn sẽ làm thay đổi thế giới trong nhiều năm tiếp theo. Những quyết định này không chỉ định hình lại các hệ thống y tế, mà còn cả nền kinh tế và các chính phủ trên toàn cầu.
Chúng ta cần phải quyết định nhanh chóng và dứt khoát, nhưng cũng cần tính đến những tác động lâu dài của những quyết định này. Khi cân nhắc giữa hai lựa chọn, chúng ta không chỉ nên tự hỏi làm cách nào để nhanh chóng vượt qua đại dịch, mà còn phải cân nhắc cả việc thế giới chúng ta đang sống sẽ ra sao khi đại dịch qua đi. Đúng, cơn bão đại dịch sẽ qua, loài người sẽ sống sót, hầu hết chúng ta sẽ vẫn sống, nhưng chúng ta sẽ sinh sống trong một thế giới hoàn toàn khác.
Nhiều giải pháp khẩn cấp trước mắt sẽ trở thành nguyên tắc gắn chặt vào cuộc sống sau này. Đó chính là bản chất của tình huống khẩn cấp. Giải pháp khẩn cấp sẽ đẩy nhanh các tiến trình của lịch sử. Bình thường, người ta có thể mất tới hàng năm để đưa ra các quyết định, nhưng trong bối cảnh đại dịch, các quyết định có thể được thông qua chỉ trong vài giờ.
Các công nghệ bị “ép chín” hoặc thậm chí tiềm ẩn rủi ro vẫn được đưa vào sử dụng, bởi nếu không hành động thì thiệt hại chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Các quốc gia đang trở thành “chuột bạch” trong các thử nghiệm xã hội quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả mọi người đều làm việc ở nhà và chỉ giao tiếp từ xa?
Điều gì sẽ xảy ra khi toàn bộ các trường đại học và phổ thông chỉ đào tạo trực tuyến? Thông thường, các chính phủ, doanh nghiệp và các ủy ban giáo dục sẽ không bao giờ đồng ý triển khai những thử nghiệm như vậy. Nhưng hiện tại không còn là bối cảnh thông thường.
Review Tương Lai Sau Đại Dịch Covid
Cuốn sách được hoàn thành vào tháng 4/2020 khi mà đại dịch Covid đang ảnh hưởng đến nhiều nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tác giả đồng thời là chủ tịch Viện tương lai học – Người mà bản thân đã trải qua cuộc suy thoái 2001 và khủng hoảng 2008 – đã có những đúc kết và nhận định sâu sắc về ảnh hưởng của đại dịch, đồng thời có những tiên đoán về tương lai sau đại dịch.
Tuy một số nhận định chủ yếu viết về kinh tế, chính trị và xã hội Mỹ – Một cường quốc kinh tế. Nhưng đó cũng là bài học chung của các nước khác trong vòng xoáy ảnh hưởng của đại dịch Covid. Tác giả đã đưa ra 3 xu hướng công việc thuộc các ngành chăm sóc sức khỏe (y tế); chuỗi cung ứng và phương thức làm việc từ xã. Người đọc rất có thể sẽ tìm được hướng mới cho công việc và đầu tư của mình khi nhìn ra được những lợi thế sau Đại dịch. (Trần Duy Thành)